Logo nên phản ánh công ty theo cách trung thực nhất
Ấn tượng rõ ràng nhưng bạn thường ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu chủ doanh nghiệp muốn “giống như” đối thủ cạnh tranh. Nếu logo của bạn chứa một biểu tượng, nó nên gắn với ngành mà bạn đang kinh doanh, gắn với tên của công ty bạn, đặc tính xác định về công ty hay lợi thế cạnh tranh mà bạn có. Nhưng không vì thế mà giống với logo đối thủ.
Logo nên tránh quá chi tiết
Một mẫu logo đơn giản được nhận ra và ghi nhớ nhanh hơn những logo phức tạp. Những đường nét, mảng và chữ đậm biểu hiện tốt hơn các chi tiết mờ nhạt và tất nhiên gây ấn tượng mạnh hơn.
Tuy vậy, bạn không nên thiết kế logo giản dị thái quá. Một logo tốt phải thể hiện điều gì đó bất ngờ hoặc duy nhất mà không cần phải phóng đại. Hãy thử tham khảo biểu tượng của một nhà chuyên nghiệp: McDonald’s, Nike, Prudential. Hãy chú ý tìm hiểu logo của họ đơn giản mà hấp dẫn đến thế nào. Bất cứ ai trên đường với cơn đói cồn cào cũng đều hiểu được sức mạnh của những biểu tượng logo hết sức rành mạch này.
Logo vẫn đẹp khi được in bằng màu đen trắng.
Nếu logo không sắc nét khi in màu đen trắng, nó cũng sẽ rất khó thuyết phục nếu được in bằng bất cứ màu nào khác. Và in màu thường đắt hơn in đen trắng.
Dù phiên bản chính của logo này rất nhiều màu sắc,bản đơn sắc vẫn thể hiện được rõ ràng tinh thần của logo.
Đảm bảo để logo có thể phóng to, thu nhỏ tùy thích
Logo phải thỏa mãn tối ưu về mặt thẩm mỹ ở bất kỳ kích cỡ nào, to, nhỏ hay trung bình. Làm thế nào logo vẫn rõ ràng khi in trên namecard lẫn trên billboard hàng chục mét.
Logo nên được thiết kế sao cho cân bằng
Nói một cách dễ hiểu nhất là logo của bạn phải “vừa mắt” người nhìn, phần này không lấn át phần kia. Màu sắc và chi tiết không tách khỏi nhau để không tạo nên một logo không cân xứng. Màu sắc, đường nét, hình khối là ba yếu tố quyết định đến tính cân bằng của một logo. Ngoài ra biểu tượng và kiểu chữ trong logo cũng cần hài hoà với nhau. Chẳng hạn, biểu tượng thể hiện sự trang nhã thì font chữ cho tên gọi cũng phải như thế.
Thành công khi thiết kế logo còn được đánh giá qua tuổi thọ của logo. Ngoài ra bạn cần lưu ý 3 dạng của logo: EPS để in ấn, JPG và GIF để hiển thị trên website.
Đừng bao giờ thiết kế hay thay đổi lại logo của bạn nếu không thực sự cần thiết. Nếu bạn muốn làm cho nó sinh động hơn trên website cũng có thể chấp nhận được nhưng không nên làm mất đi cái cốt lõi của logo. Khi nào bạn bắt đầu cảm thấy nhàm chán với logo của chính mình, lúc đấy có thể là thời điểm để tạo ấn tượng mới đối với khách hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét